7 cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả

Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nước nên sẽ xuất hiện tình trạng thấm dột gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Vì vậy thi công chống thấm sàn vệ sinh là giải pháp hiệu quả giúp nâng cao tuổi thọ công trình tối đa. Bài viết dưới đây Sơn Tùng Thuỷ sẽ giới thiệu đến bạn 7 biện pháp chống thấm đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

1. Dấu hiệu nhà vệ sinh đang bị thấm

Nhà vệ sinh bị thấm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ cũng như tuổi thọ công trình mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ các thành viên gia đình. Phát hiện sớm các dấu hiệu sẽ giúp bạn đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Các dấu hiệu nhà vệ sinh đang thấm dột đó là:

Tường nhà, trần nhà có dấu hiệu ẩm mốc, rỉ nước ra ngoài, xuất hiện những vết mốc gây mất thẩm mỹ.
Gạch bị xỉn màu, xuống cấp, vỡ, khiến nước dễ dàng chảy qua.
Nhà vệ sinh xuất hiện mùi hôi dù không bị mốc có thể là bồn cầu cũng bị rò rỉ.
Một số thiết bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như: vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,..

Những dấu hiệu trên rất dễ nhận thấy. Chúng ta cần phát hiện sớm để đưa ra cách giải quyết phù hợp.

2. Nguyên nhân và hậu quả khi nhà vệ sinh bị thấm

2.1. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng thấm dột nhà vệ sinh nhưng dưới đây là một số các nguyên nhân chính :

  • Thi công chống thấm không được chú trọng, khâu đổ bê tông không đảm bảo chống thấm và không đúng kỹ thuật.
  • Hệ thống đường ống dẫn nước bị vỡ nứt gây rò rỉ hoặc tắc,
  • Mạch gạch khi lát không kín hoàn toàn hoặc bị bong trong quá trình sử dụng, nước sinh hoạt đọng lại lâu ngày dưới sàn bê tông gây thấm.
  • Bồn cầu lắp sai kỹ thuật khi xả nước thấm xuống nền nhà vệ sinh.
  • Kết cấu sàn bê tông bị lún, chất lượng kém, thép đan sai tiêu chuẩn.
  • Trần nhà, tường nhà và sân thượng bị thấm dột.
  • Thiết bị vệ sinh bị hỏng dẫn đến tình trạng nước thấm xuống sâu nền bê tông.

2.2. Hậu quả

Khi nắm được nguyên nhân chính xác gây ra thấm dột nhà vệ sinh, bạn cần đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp. Nếu không sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

  • Công trình vệ sinh nhanh xuống cấp.
  • Tình trạng rêu mốc kéo dài gây mất thẩm mỹ và tích tụ vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Thi công chống thấm sàn vệ sinh từ đầu sẽ giúp gia chủ tiết kiệm chi phí sửa chữa và đem tới sự bền bỉ và tính thẩm mỹ cao cho công trình.

Một số vị trí dễ thấm dột nhất trong nhà vệ sinh đó là phần chân tường tiếp giáp giữa tường đứng và sàn nhà phần nứt sàn bê tông trên mặt sàn, phần cổ ống xuyên sàn.

7 cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả

3. 4 vị trí cần kiểm tra trước khi thi công chống thấm sàn vệ sinh

  • Hệ thống đường ống nước
  • Nếu hệ thống này bị nứt vỡ, nước sẽ rò rỉ qua các khe nứt và thấm vào tường, sàn dẫn đến tình trạng thấm dột.
  • Cống thoát nước
  • Nếu miệng cống không được xử lý cẩn thận dễ xảy ra tách lớp, co ngót gây hiện tượng thấm nước.
  • Tường và trần nhà
  • Kiểm tra kết cấu tường nhà, rà soát các khe nứt để trám, trét các vết nứt để chống thấm tốt nhất.
  • Sàn nhà
  • Gạch sàn không được ốp kín hoặc độ dốc không đạt chuẩn cho nước thoát nhanh sẽ gây ra tình trạng thấm dột.

4. 7 biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh đơn giản và hiệu quả

4.1. Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Latex

Sika Latex là vật liệu chống thấm sàn vệ sinh dạng lỏng có tác dụng thẩm thấu nhanh, gốc xi măng polyme cải tiến 2 thành phần.

4.1.1. Ưu điểm

Khả năng liên kết bề mặt tốt, chống thấm hiệu quả
Lớp màng chống thấm có độ bền cao, tăng tuổi thọ công trình.

4.2.2. Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công bao gồm:

Sikatop Seal 107
Sikaflex Construction
Sikagrout 214-11
Sika Tilebond Gp
Sika Tile Grout

Bước 2: Vệ sinh bề mặt, dọn dẹp gạch dư thừa. Dùng máy đánh mài hoặc bàn chải làm sạch bề mặt bê tông. Nếu có yêu cầu về tạo dốc thì sử dụng Sika Latex TH trên bề mặt bê tông

Bước 3: Bơm Sikaflex Construction AP xung quanh cổ ống để thoát sàn.

Bước 4: Rót Sikagrout quanh khu vực cổ ống đã được bơm Sikaflex Construction AP.

Bước 5: Trộn Sikatop Seal 107

Đổ thành phần lỏng và thành phần bột trong thùng sạch và sử dụng khoan trộn điện khuấy đều với tốc độ thấp.
Thi công SikatopÒ Seal 107 lớp 1 bằng cọ hoặc bằng tay với định mức 2kg/m2/lớp.
Bơm Sikaflex Construction AP xung quanh cổ ống thoát sàn vệ sinh.
Chờ khoảng 4 tiếng để lớp đầu tiên khô và quét lớp thứ 2.
Chờ khoảng 12 tiếng để lớp thứ 2 khô và ốp dán gạch bằng Sikatilebond Gp.

Bước 6: Thi công ốp gạch rồi lát nền bằng vữa dán gạch Sikatilebond Gp.

Bước 7: Thực hiện trám khe gạch bằng Sika Tile Grout.

7 cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả

4.2. Chống thấm bằng sơn KOVA

Chất chống thấm Kova được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan có công dụng ngăn chặn sự thấm nước hiệu quả.

4.2.1. Ưu điểm

Độ bền cao
Tạo khả năng chịu mài mòn tốt, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Phù hợp chống thấm cho nhà vệ sinh, tường ngoại thất và sàn nhà,…

4.2.2. Quy trình thực hiện

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt

Tạo độ ẩm cho mặt sàn để tăng độ bám dính.
Dọn dẹp, trám các chỗ gồ ghề, vết nứt khi có.

Bước 2: Thực hiện chống thấm

Trộn Kova chống thấm với xi măng theo tỷ lệ 1kg xi:10L kova.
Dùng con lăn cọ phủ đều trên bề mặt tối thiểu 2-3 lớp và chờ khô trong 12 tiếng rồi thực hiện lót gạch men.

7 cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả

4.3. Chống thấm bằng sợi thủy tinh

Đây là vật liệu chống thấm tương đối mới mẻ có khả năng chống thấm cho nhiều hạng mục, liên kết dính để bảo vệ bề mặt sàn nhà hiệu quả.

4.3.1. Ưu điểm

Thi công rất dễ dàng.
Giá thành lại rẻ.
Nâng cao độ bền cho mặt sàn.
Thích hợp thi công cho bể cá, tầng hầm và tường nhà vệ sinh.

4.3.2. Quy trình thi công chống thấm sàn vệ sinh bằng sợi thủy tinh

Bước 1: Phủ lớp cách nhiệt và cán 1 lớp vữa xi măng mỏng

Bước 2: Phủ lớp bảo vệ bao gồm: Cán hồ phủ mặt, ốp gạch… Lưu ý đeo găng tay bảo hộ khi tiếp xúc với bông thủy tinh bởi chúng rất dễ kích ứng cho da.

7 cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả

4.4. Sử dụng sơn chống thấm Epoxy

Sơn chống thấm Epoxy là loại sơn 2 thành phần gốc nhựa Epoxy có công dụng giảm sự ăn mòn của bê tông và chất ô nhiễm bên trong bể chứa nước bằng bê tông. Ngoài ra sơn Epoxy tạo lớp sơn cứng và độ bóng cao với độ bám dính hoàn hảo.

4.4.1. Ưu điểm

Khả năng chống thấm nước tuyệt đối
Sử dụng chống thấm cho nhà vệ sinh, bể bơi, sân thượng,…

4.4.2. Quy trình

Bước 1: Vệ sinh, dọn dẹp bề mặt, xả nhám và chà sạch các vị trí cần chống thấm.

Bước 2: Thi công sơn sàn nhà

Sơn 2 lớp chống thấm mỗi lớp cách nhau 6 tiếng.
Sơn lót khô sau 24 tiếng nên dùng loại sơn không dung môi và không màu.

4.5. Sử dụng màng khò nóng

Màng khò nóng là một loại màng chống thấm dẻo sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polyme. Đặc điểm của chúng là khả năng chống thấm và chịu nhiệt cao.

4.5.1. Ưu điểm

Chống nước hiệu quả toàn diện.
Độ bền cao.
Thời gian thi công nhanh chóng

4.5.2. Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò

Bước 1: Vệ sinh mặt bằng, tạo độ bằng phẳng cần thiết.

Bước 2: Quét keo Flintkot lên tất cả bề mặt chống thấm.

Bước 3: Chờ trong khoảng 30 – 60 phút để keo khô vừa phải.

Bước 4: Dùng đầu khò nung cho lớp màng và keo nóng dính chặt vào nhau.

Bước 5: Thực hiện hàn mối nối với nhau.

Bước 6: Cán lớp vữa lên màng để đảm bảo màng không bị rách.

Lưu ý: Tuyệt đối không di chuyển hoặc thi công nếu chưa cán lớp hồ gạch tránh màng bị rách.

4.6. Dùng keo chống thấm sàn vệ sinh

Keo chống thấm là hợp chất silicon có tính đàn hồi và chịu được tác động của thời tiết hoặc môi trường nước ẩm. Biện pháp này phù hợp với trần nhà vệ sinh bị nứt nhưng giá thành chúng cao hơn so với các vật liệu khác.

4.6.1. Ưu điểm

Có độ bền cao, khả năng bám dính tốt giúp loại bỏ những vết nứt hoàn toàn.

4.6.2.Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm

Bước 1: Xác định vị trí trần nhà vệ sinh cần chống thấm.

Bước 2: Dùng máy bắn keo vào vị trí có đường nứt sàn.

Bước 3: Sơn bả phủ hoàn thiện và chờ keo khô hoàn toàn trong tầm 7 ngày.

4.7. Quét nhựa đường chống thấm

Nhựa đường chống thấm là chất lỏng và chất rắn bán tự nhiên có màu đen và độ nhớt cao. Vật liệu chống thấm này thích hợp sử dụng cho hoạt động thi công sàn mái, sân thượng và nên được thực hiện vào buổi trưa nắng.

Hi vọng bài viết trên mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc

Xem thêm :

>>> Quy trình thi công sơn kẻ vạch đúng chuẩn

>>> Hướng dẫn thi công sơn kẻ vạch tầng hầm chung cư hiệu quả