Sơn Lót Trong Nhà

Showing all 8 results


Ở bài viết dưới đây Sơn Tùng Thuỷ sẽ giúp bạn có được kiến thức nhất định về những loại sơn lót và lý do vì sao bạn không nên bỏ qua khâu sơn lót khi sơn tường nhà.

1. Ý nghĩa của việc sơn lót trong xây dựng

Sơn lót là lớp sơn được phủ lên bề mặt tường nhà trước khi tiến hành sơn phủ hoặc sơn màu. Sơn lót được sử dụng trong cả thiết kế nội thất lẫn ngoại thất. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xây dựng, cụ thể:

Sơn lót có độ an toàn cao, không chứa chất độc hại. Việc phủ một lớp sơn lót lên bề mặt tường sẽ đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn hơn.

Việc lựa chọn sơn lót có tính năng chống kiềm hóa sẽ giúp bảo vệ bề mặt bền lâu hơn. Hạn chế tình trạng bong, tróc sơn sau một thời gian sử dụng.

Sử dụng sơn lót trước khi sơn màu hoặc sơn phủ sẽ giúp cho màu sơn được lên chuẩn hơn, bắt mắt và đẹp hơn.

Sử dụng sơn lót là phương pháp tiết kiệm chi phí về lâu dài để đảm bảo độ bền của tường nhà thay vì mỗi năm phải sơn đi sơn lại tường nhà khá tốn kém và mất thời gian.

Sơn lót

2. Liệu có nên sơn tường mà không cần sơn lót khi sơn nhà?

Sơn lót là bước cần thiết trong quy trình sơn để nâng cao chất lượng sơn và chất lượng bề mặt công trình. Nippon Paint khuyên các bạn nên sơn lót trước khi sử dụng sơn phủ để đảm bảo cả 2 tiêu chí: thẩm mỹ và chất lượng. Nếu chỉ vì muốn tiết kiệm chi phí mà bạn bỏ qua sơn lót thì chắc chắn các bạn sẽ hối hận. Vì số tiền mà bạn tiết kiệm được sẽ không bù đắp được chi phí cần bỏ ra để giải quyết khi sơn bị mốc, bong tróc, không đều màu… do không được sơn lót. Vì vậy hãy nhớ dùng sơn lót cho công trình của mình.

Thực tế cho thấy các công trình sử dụng quy trình sơn lót đúng chuẩn ít khi xảy ra hiện tượng bong tróc hoặc loang màu và bề mặt công trình có độ bền màu rất cao. Thời gian đầu khi không sử dụng sơn lót thì bề mặt tường vẫn có thể đảm bảo chất lượng. Nhưng về lâu dài, nếu không có sơn lót hỗ trợ thì bề mặt tường dễ dẫn đến hiện tượng ẩm mốc, xuống cấp… thậm chí nếu bị ngấm nước sẽ bị nứt nẻ.

Chú ý đặc biệt: Nếu bạn sơn lên một lớp sơn cũ tối màu mà lại không sử dụng loại sơn lót mới có thể sẽ càng tốn kém hơn nữa do phải sử dụng vài lần sơn phủ hoặc sau khi sử dụng vẫn không được màu theo yêu cầu.

Sơn lót

3. Những lưu ý trong quá trình thi công

Để có những lớp sơn tường hoàn hảo, bạn cần lưu ý một số điều sau trong quá trình thi công công trình. Đối với tường cũ, đã bị bong tróc bạn nên dùng bàn chải sắt, bàn ủi để cạo sạch. Tiếp đó bạn đừng quên xử lý chống thấm và bả vá lại tường để tường bằng phẳng hơn.

3.1. Xử lý bề mặt cẩn thận

Đây là bước khởi đầu, cũng là bước cơ bản nhất trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Đặc biệt là đối với bề mặt tường ngoại thất do ngoại thất thường phải chịu áp lực từ môi trường bên trong ngoài. Vì thế, khi trước khi sơn lót bạn cần chú ý các vấn đề sau đây:

Đảm bảo xử lý bề mặt tường sạch bóng, khô thoáng, không có bụi bẩn hay vật thể lạ

Đối với những bề mặt tường lâu năm, cần loại hết nấm mốc hoặc các loại rêu tảo trên bề mặt tường

Nếu mặt tường xảy ra hiện tượng rạn nứt, nên xử lý từng vết xước một chút để làm lớp sơn lót tường đều màu hơn.

3.2. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chọn tỷ lệ pha nước phù hợp

Trước khi tiến hành sơn lót, các bạn cần chuẩn bị các dụng cụ là cọ quét, con lăn hay súng phun không có khí. Trước khi sơn, bạn cần đảm bảo độ ẩm của cọ quét và con lăn: tối đa 20%, súng phun không có khí: tối đa 10%. Mỗi loại sơn lót sẽ có tỷ lệ pha nước khác nhau vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn được in tại bao bì sản phẩm.

4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản sơn lót

Trong quá trình làm việc, các bạn cũng nên tuân thủ một số yêu cầu bắt buộc như:

Trước khi sơn cần trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất.
Bảo quản sơn ở nơi khô, thoáng mát và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Dùng sơn ngay sau khi mở nắp và khoá nắp chặt khi không dùng tới.

Xem thêm :