Ý nghĩa của sơn kẻ đường màu vàng

Khi tham gia giao thông, chắc chắn bạn đã từng thấy những vạch kẻ đường màu vàng tại một số đoạn đường. Vậy những vạch màu này có ý nghĩa gì? Hãy cùng Sơn Tùng Thuỷ đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !

Ý nghĩa của vạch kẻ đường màu vàng

Vạch kẻ đường màu vàng là một loại tín hiệu giao thông có chức năng tương tự như vạch màu trắng. Vạch vàng thường được sử dụng để làm vạch kẻ đường hoặc bó vỉa. Vạch được dùng để báo hiệu cho người đi đường về một số tình huống như đi thẳng hay khu vực người đi bộ,…

Vạch kẻ đường màu vàng – Tốc độ dưới 60 km/h

  • Vạch kẻ vàng cho phép tốc độ dưới 60 km/h có 3 loại như sau:
  • Vạch số 1.4: Xác định khu vực cấm dừng và đỗ xe. Các vạch liên tục, rộng 10cm, kẻ ở mép đường hoặc mép vỉa hè.
  • Vạch số 1.10: Xác định khu vực cấm đỗ xe. Các vạch kẻ đứt quãng rộng 10 cm, dài 1m, cách nhau 1m ở mép đường hoặc mép vỉa hè.
  • Vạch 1.1: Xác định nơi dừng của phương tiện giao thông công cộng hoặc nơi tập kết taxi. Các vạch liên tục, gãy khúc kiểu chữ M.
  • Vạch kẻ đường màu vàng – Tốc độ trên 60km/h

Những loại vạch tại đoạn đường cho phép chạy tốc độ trên 60 km/h có thể kể đến là:

  • Vạch số 1: Phân cách 2 luồng xe chạy ngược chiều. Vạch sơn đứt khúc, rộng 15cm, dài 4m, cách nhau 6m.
  • Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí: vạch vàng – đen đan xen. Mỗi vạch rộng 15cm, nghiêng 45 độ.
  • Vạch số 27: Cấm vượt xe hoặc chạy đè lên vạch. Vạch gồm 2 đường kẻ liền, có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai đường kẻ là 15 – 30cm.
  • Vạch số 28: Vẽ trên đường 2 chiều nhưng có 3 làn xe cơ giới, một bên cho phép vượt, một bên cấm vượt. Gồm 2 đường song song, một đường liền, một đường đứt.
  • Vạch số 36: Cấm dừng xe trên đường
  • Vạch số 37: Cấm dừng đỗ xe trên đường
  • Vạch số 43: Khu vực cấm xe thô sơ
  • Vạch số 52: Vạch kiểu mắt võng, cấm dừng (tránh ùn tắc giao thông)
  • Vạch số 54: Vạch cho làn xe chuyên dùng
  • Vạch số 55: Cấm xe quay đầu
  • Vạch 56 đến 61: Hai vạch liền song song, màu vàng, biểu thị chiều rộng đường hẹp dần, hay số làn xe ít đi
  • Vạch số 62; 63: báo chướng ngại vật (được vẽ cùng vạch khác)
  • Vạch số 68: Tiêu mốc đứng.

4 loại sơn kẻ đường màu vàng được ưa chuộng hiện nay

1. Sơn kẻ đường Cadin

Đây là dòng sơn được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản được sử dụng nhiều trong ngành giao thông. Sơn có thành phần nhựa Acrylic và các thành phần phụ gia khác. Sơn có tính năng chịu mài mòn từ lưu lượng giao thông lớn, kháng hóa chất, kháng chịu tốt trong môi trường kiềm và ẩm ướt. Ngoài ra, sơn còn có đặc điểm là khô nhanh và dễ thi công.

2. Sơn kẻ đường Nippon

Sơn kẻ đường Nippon là sơn gốc dầu Thermoplastic Acrylic có chứa các hạt bi dạ quang. Sơn có đặc tính nổi trội là nhanh khô, độ bền cao, chịu thời tiết khắc nghiệt, tải nặng và khả năng phản chiếu ánh sáng. Sơn Nippon có thể sử dụng được trên mọi bề mặt, đặc biệt thích hợp trên nền đường giao thông và sàn nhà xưởng.

3. Sơn kẻ đường Kova

Sơn Kova được cấu tạo từ thành phần hệ nước gốc Acrylic biến tính silicon. Sơn có độ bám rất tốt trên mặt đường nhựa. Sơn có thành phần gồm nhựa silicon, màu, bột, nước và các chất phụ gia. Dòng sơn này được đánh giá tốt hơn so với sơn hệ dung môi, phù hợp với mặt đường nhựa mới và bê tông.

4. Sơn kẻ đường seamaster

Seamaster là sản phẩm sơn kẻ đường được sản xuất theo tiêu chuẩn của Singapore. Sơn dựa trên cơ sở gốc nhựa thi công nóng để tạo sự liên kết bền chắc giữa sơn và mặt đường. Sơn được sử dụng rộng rãi tại các công trình giao thông, vạch phân chia khu vực kho xưởng, hầm để xe, bãi đậu xe, sân bay, nhà thi đấu,…

Xem thêm :

>>> Sơn kẻ vạch đường gồm những loại nào ?

>>> Báo giá sơn vạch kẻ đường 2022