Sơn chống rỉ là một sản phẩm không thể thiếu được trong ngành công nghiệp, nhất là trong thời kỳ hiện đại hóa như hiện nay. Sử dụng sơn chống rỉ không những là giải pháp tối ưu mà còn tạo nên tính thẩm mỹ và bền đẹp theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có biết quy trình sơn chống rỉ và cách pha sơn chống rỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chất lượng chống rỉ cuối cùng. Và trên thực tế, không phải ai cũng nắm rõ điều này. Dưới nội dung sau đây, Sơn Tùng Thủy sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết nhất.
Sơn chống rỉ bảo vệ cho các bề mặt sắt thép
Bạn có biết, kim loại sắt thép sẽ dần biến mất khỏi Trái Đất bởi sự ăn mòn của tự nhiên nếu như chúng không được bảo vệ đúng cách. Dưới đây là những lý do phải sơn chống rỉ:
1. Về khả năng bảo vệ
Trong sản phẩm có thành phần ức chế khả năng rỉ sét, giúp ngăn chặn sự tiếp xúc giữa kim loại và môi trường bên ngoài từ đó ngăn chặn được hiện tượng rỉ sét hiệu quả. Nhờ khả năng này mà các bề mặt kim loại được bảo vệ sẽ có tuổi thọ lâu dài hơn.
2. Về chức năng trang trí
Sơn chống rỉ giúp cho lớp sơn phủ lên màu đẹp hơn, giúp cho bề mặt sơn mịn màng, bằng phẳng. Từ đó giúp tăng tính thẩm mỹ cho màng sơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khô của sơn chống rỉ
Thời tiết: thời tiết khô ráo là thời điểm thích hợp để sơn, tránh dùng sơn khi trời mưa.
Nhiệt độ: nhiệt độ càng thấp thì thời gian khô của màng sơn chống rỉ càng lâu.
Phương pháp thi công: sử dụng dụng cụ hư hỏng, thi công sơn không đúng cách dẫn đến màng sơn dày khó khô hơn.
Dung môi pha loãng: Sử dụng dung môi chính hãng sẽ nhanh hơn so với các loại khác. Vì sản phẩm đã được loại bỏ tạp chất.
4 mốc thời gian cần lưu ý khi sơn chống rỉ
Hiện tại, với dòng sơn chống rỉ sắt thép, có 4 thời gian khô mọi người cần phải chú ý để áp dụng cho đúng:
1. Khô sờ được
Thời điểm sau khi phun sơn ướt xong. Cách nhận biết là dùng tay chạm nhẹ vào màng sơn rồi lấy ra mà không dính sơn vào tay. Nhưng nếu đè một lực mạnh thì vẫn bị dính. Do phần bên trong sơn chưa khô hẳn.
2. Khô cứng
Là thời điểm tiếp theo. Khi màng sơn bên trong lẫn bên ngoài đều đã khô nhưng vẫn không chịu được áp lực mạnh. Cách nhận biết là dùng tay sờ bề mặt và không dính sơn. Nếu dùng lực mạnh đè lên vẫn để lại dấu vân tay trên màng sơn.
3. Sơn lớp kế tiếp
Là thời gian cho phép sơn thêm 1 lớp lên bề mặt hiện tại. Khác với những thời gian trên, thường thời gian này rất khó nhận biết, thấp hơn thời gian khô cứng. Nhưng hãy làm theo thông số kỹ thuật sơn trên nhãn bao bì để thi công tốt nhất. Hoặc khi thấy màng sơn đã khô hẳn.
4. Khô cứng hoàn toàn
Tới lúc này, khi mà lớp sơn đã khô hoàn toàn chúng ta có thể di chuyển hoặc xếp chồng các vật đã sơn lên với nhau mà không gây tróc sơn. Cách nhận biết dùng móng tay cạo mạnh lớp sơn mà không bong tróc hay để lại dấu vân tay. Giai đoạn này, dung môi bay hơi hết hoàn toàn, màng sơn bám dính chặt vào kết cấu sắt thép. Màu sắc bóng đẹp bền bỉ.