Sơn chịu nhiệt độ cao : Top 5 loại tốt nhất hiện nay

Sử dụng sơn chịu nhiệt độ cao là rất cần thiết và nên được đầu tư, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Vậy loại sơn chịu nhiệt nào là tốt nhất? Hãy cùng Sơn Tùng Thuỷ tìm hiểu 5 loại sơn chịu nhiệt tốt nhất hiện nay nhé !

Sơn chịu nhiệt độ cao là gì ? 

Sơn chịu nhiệt độ cao là các sản phẩm sơn đặc thù trong ngành sơn, có nhiệm vụ và chức năng chịu được nhiệt lượng tỏa ra từ các bộ phận buồng đốt, giúp giảm nhiệt lượng thoát ra môi trường bên ngoài. Đồng thời, sơn chịu nhiệt độ cao còn có tác dụng chống ăn mòn sắt thép do nhiệt lượng gây ra.

Màu của sơn chịu nhiệt độ cao bao gồm sơn màu nhũ đen, sơn ánh bạc, và sơn màu ghi.

Ưu điểm của sơn chịu nhiệt độ cao

  • Sơn chịu được nhiệt độ lên tới 1200 độ C.
  • Sơn chống gỉ và chống cháy cho bề mặt kim loại.
  • Chịu được môi trường xăng dầu và dung môi hữu cơ.
  • Không cần sơn lót.
  • Tính bền cơ học cao.
  • Khả năng bám chắc trên mọi bề mặt kim loại.
  • Không gây độc hại cho người sử dụng, đảm bảo an toàn về cháy nổ.

Top 5 sơn chịu nhiệt độ cao tốt nhất hiện nay 

Sơn chịu nhiệt độ cao Đại Bàng

Sơn chịu nhiệt Đại Bàng là dòng sơn nước có khả năng chịu được nhiệt độ cao của hãng sơn Đại Bàng. Loại sơn này được sử dụng để sơn lên các thiết bị cần chịu nhiệt độ. Có thể sơn lên bề mặt kim loại như sắt, nhôm hoặc thép, giúp ngăn chặn rỉ sét.

Sơn chịu nhiệt Đại Bàng không bị ăn mòn bởi nhiệt độ hoặc các tác động từ con người và thiên nhiên. Đây là loại sơn thông dụng, được sử dụng rộng rãi cho các thiết bị cần chịu nhiệt độ từ 200 độ C đến 1000 độ C, tùy vào loại sơn mà bạn sử dụng.

Tính năng của sơn chịu nhiệt Đại Bàng

  • Sơn khô sấy.
  • Màng sơn dày, cứng và bền với nhiệt độ và thời tiết.
  • Độ bám dính cao trên các bề mặt sắt, thép.

Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt Đại Bàng

  1. Khuấy kỹ thùng sơn.
  2. Dùng chổi quét, ru lô hoặc súng phun.
  3. Pha loãng sơn bằng dung môi DMT3-SL với tỷ lệ pha từ 5 – 10%.
  4. Sơn lớp đầu tiên rất mỏng, để sơn ổn định trong khoảng 30 phút rồi sấy nâng nhiệt từ từ. Sau đó, giữ ở nhiệt độ 200 độ C trong 1 giờ.

Sơn chống rỉ chịu nhiệt Thế Hệ Mới

Sơn chống rỉ chịu nhiệt Thế Hệ Mới là loại sơn phủ một thành phần, được sản xuất dựa trên cơ sở nhựa Silicolphen, biến tính với nhựa Acrylic, bột màu chịu nhiệt và dung môi kết hợp với một số chất phụ gia khác.

Sơn chịu nhiệt độ cao Thế Hệ Mới được sử dụng để bảo vệ cho bề mặt sắt, thép khi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiệt độ cao (trên 150 độ C).

Tính năng của sơn chịu nhiệt độ cao Thế Hệ Mới

  • Bề mặt sơn khô nhanh.
  • Có khả năng chịu mài mòn tốt.
  • Chịu được nhiệt độ cao.
  • Khả năng bám dính tốt lên các bề mặt sắt, thép khi đã được làm sạch theo đúng tiêu chuẩn.

Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt Thế Hệ Mới

Điều kiện thi công sơn chịu nhiệt

  • Chỉ thi công khi thời tiết nắng ráo, không có mưa. Nhiệt độ > 10 độ C và độ ẩm < 85%. Các thông số được đo tại khu vực xung quanh bề mặt thi công.
  • Nhiệt độ bề mặt cần sơn phải cao hơn nhiệt độ điểm sương ít nhất 3 độ C.
  • Thi công trong khu vực kín phải được thông gió tốt để đảm bảo quá trình khô hoặc đóng rắn.

Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Bước chuẩn bị này nhằm giúp màng sơn bám dính tốt vào bề mặt, nâng cao tuổi thọ và chất lượng của màng sơn.
  • Trước khi thi công, cần đảm bảo bề mặt lớp sơn trước phải khô hoàn toàn, không có bám các tạp chất.
  • Nếu bề mặt có tạp chất, phải dùng nước để rửa sạch, chờ bề mặt khô rồi mới tiếp tục thi công.

Phương pháp thi công

Hiện nay có ba phương pháp thi công sơn chịu nhiệt Thế Hệ Mới, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, bao gồm: thi công bằng súng phun, thi công dùng cọ lăn, và thi công dùng chổi. Các bạn có thể chọn phương pháp phù hợp với mình.

Sơn chịu nhiệt KCC

Sơn chịu nhiệt KCC là loại sơn gốc Silicon có khả năng chịu nhiệt. Được sản xuất với kết cấu đặc biệt, sau khi đóng rắn sẽ tạo thành một lớp hoàn thiện có khả năng chịu sốc nhiệt từ môi trường rất tốt.

Hiện nay, sơn chịu nhiệt KCC có thể chịu được điều kiện sốc nhiệt từ 200 độ C đến 600 độ C hoặc 1000 độ C, tùy vào sản phẩm bạn sử dụng. Ngoài ra, sơn chịu nhiệt độ cao KCC còn có khả năng chống gỉ cho công trình của bạn.

Sơn chịu nhiệt KCC

Màu sơn chịu nhiệt KCC

Hiện nay, trên thị trường có ba màu sơn KCC cơ bản:

  • Sơn chịu nhiệt màu đen
  • Sơn chịu nhiệt màu xám
  • Sơn chịu nhiệt màu bạc

Ngoài những màu cơ bản, sơn KCC còn ra mắt các màu sơn khác để phục vụ nhu cầu của khách hàng, nhằm đạt được hiệu quả thẩm mỹ nhất định.

Sơn chịu nhiệt Nippon

Sơn chịu nhiệt Nippon là loại sơn dầu cao cấp gốc Silicone, có khả năng chịu nhiệt đến 600 độ C. Sơn chịu nhiệt Nippon bảo vệ tuyệt vời cho các công trình thi công, đường ống xả, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt khác.

Sơn chịu nhiệt Nippon

Đặc điểm sơn Nippon

  • Lớp sơn phủ gốc Silicone có thể chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C.
  • Màng sơn bóng mờ và có màu nhôm.

Đặc điểm thi công sơn chịu nhiệt độ cao Nippon

  • Dụng cụ thi công: Cọ quét, con lăn hoặc súng phun khí.

Cách pha loãng:

  • Đối với cọ quét và con lăn: Tối đa 10%.
  • Đối với súng phun có khí: Tối đa 20%.

Dung môi dùng để pha loãng: Nippon Heat Resisting Thinner.

  • Thời gian khô: 30 phút.
  • Thời gian sơn lớp tiếp theo: Tối thiểu 2 giờ.

Độ dày màng sơn

  • 30 microns đối với màng sơn khô.
  • 81 microns đối với màng sơn ướt.

Sơn chịu nhiệt Jotun

Sơn chịu nhiệt 600 độ Jotun Solvalitt là loại sơn một thành phần khô lì, gốc Silicone Acrylic, có khả năng chịu nhiệt độ lên đến 600 độ C. Sơn này có thể làm lớp chống rỉ, lớp trung gian hoặc lớp phủ hoàn thiện trong môi trường.

Các chuyên gia khuyên nên sử dụng kết hợp với lớp sơn chống rỉ gốc kẽm vô cơ để tăng khả năng chịu nhiệt. Ngoài ra, hệ sơn kết hợp này còn giúp bảo vệ chống ăn mòn trong thời gian dài.

Sơn chịu nhiệt Jotun

Ưu điểm của sơn chịu nhiệt độ cao Jotun

  • Có khả năng chịu dung môi tốt.
  • Chịu được nhiệt độ rất cao, bảo vệ tốt cho công trình đang thi công.
  • Chịu lực cơ học tốt.
  • Độ bám dính bề mặt cao.
  • Có nhiều loại sản phẩm đặc thù khác nhau, thích hợp với nhiều mục đích sử dụng của người dùng.
  • Có nhiều quy cách đóng gói khối lượng khác nhau, dễ dàng mua được lượng sản phẩm phù hợp để sử dụng.
  • Giá sơn phù hợp với nhiều loại đối tượng khách hàng.

Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt độ cao Jotun

Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt phải sạch, khô và không bám tạp chất.

Điều kiện thi công

Nhiệt độ bề mặt tối thiểu phải cao hơn 30 độ C so với điểm sương của không khí. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường phải được đo tại khu vực xung quanh bề mặt.

Biện pháp thi công

  • Sơn phun: Sử dụng máy sơn áp lực cao hoặc máy sơn thông thường.
  • Cọ: Chỉ sử dụng khi sơn dặm ở một số vị trí nhỏ. Khi sơn, cần lưu ý để có thể đạt độ dày khô nhất định.
  • Rulo: Có thể sử dụng ở những vị trí nhỏ nhưng không nên dùng để thi công lớp sơn chống rỉ thứ nhất.

Xem thêm :