Kinh nghiệm mở đại lý sơn cho người mới chi tiết từ A-Z

Mở đại lý sơn hiện đang là một trong những lĩnh vực mang lại thu nhập cao. Ngành này không chỉ có lợi nhuận cao và ổn định mà còn yêu cầu mức chi phí đầu tư hợp lý. Vậy khi mở đại lý sơn, cần lưu ý những gì? Hãy cùng Sơn Tùng Thuỷ tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Điều kiện để mở đại lý sơn 

Để mở đại lý sơn, bạn cần chú ý đến nhiều vấn đề quan trọng. Một số vấn đề cần lưu ý bao gồm:

  • Tìm hiểu và lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp.
  • Có nguồn vốn đủ để mở đại lý.
  • Nghiên cứu thị trường sơn tại địa phương.
  • Tìm hiểu kỹ các hãng sơn trước khi quyết định mở đại lý và phân phối.
  • Kiên trì, chủ động học hỏi và sáng tạo trong quá trình kinh doanh.

Khảo sát thị trường

Các nguồn vốn mà bạn cần chuẩn bị trước khi mở đại lý sơn 

Vốn để nhập đơn hàng đầu tiên

Nguồn vốn đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần chuẩn bị để mở đại lý sơn chính là vốn nhập hàng. Đây là khoản tiền bạn cần bỏ ra để nhập những đơn hàng đầu tiên. Đây là số vốn cốt lõi, không thể thiếu nếu bạn muốn duy trì mô hình đại lý. Do đó, bạn cần chuẩn bị đủ hoặc nhiều hơn số vốn này để đảm bảo nguồn hàng luôn duy trì ở mức ổn định. Lưu ý rằng số tiền này chưa bao gồm các khoản đầu tư khác.

Khi đã chuẩn bị đủ số vốn cần thiết, bạn nên tìm hiểu các loại sơn để nhập về sao cho phù hợp với số vốn mình có. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn khác nhau như: Sơn lót nội ngoại thất, sơn trắng trần, sơn chống thấm, sơn phủ, bột bả… Bạn có thể tham khảo và lựa chọn loại sơn phù hợp để kinh doanh.

Vốn đầu tư cửa hàng mặt bằng

Sau khi đã chuẩn bị đủ vốn để nhập hàng, bạn cần chuẩn bị thêm nguồn vốn để mở cửa hàng và thuê mặt bằng. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến doanh thu của bạn vì vị trí càng đẹp, càng thuận tiện thì bạn càng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Cùng với việc tìm vị trí mở cửa hàng, bạn cũng cần quan tâm đến các chi phí khác như: Chi phí mua sắm trang thiết bị trong cửa hàng, chi phí quảng cáo…

Nguồn vốn dự phòng

Dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào, việc chuẩn bị nguồn vốn dự phòng vẫn là điều cần thiết. Nguồn vốn dự phòng dùng để đối phó với những tổn thất, thiệt hại về tài sản có thể xảy ra trong tương lai. Việc chuẩn bị nguồn vốn dự phòng thể hiện sự ước tính và chuẩn bị của doanh nghiệp trước những biến động thực tế trong quá trình kinh doanh.

Mặt bằng kinh doanh sơn

  • Mặt bằng kinh doanh là địa điểm được sử dụng để tổ chức và thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa. Đây là nơi diễn ra các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp, do đó vị trí của mặt bằng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.
  • Nếu bạn muốn mở đại lý sơn, hãy khảo sát các mặt bằng xung quanh nơi bạn sống và chọn địa điểm có mật độ dân cư đông đúc, nằm trên những con đường lớn với giao thông thuận tiện cho việc nhận và giao sơn. Diện tích mặt bằng cũng cần đủ lớn để khách hàng có thể tham khảo mẫu mã và mua sắm trực tiếp.

Quy trình mở đại lý sơn 

  • Bước 1: Ký hợp đồng hợp tác với một công ty sản xuất sơn để trở thành nhà phân phối chính thức.
  • Bước 2: Đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh.
  • Bước 3: Nhận sản phẩm về cửa hàng và bắt đầu sắp xếp.
  • Bước 4: Khai trương cửa hàng và bắt đầu kinh doanh.

Cách chọn đúng công ty sơn để mở đại lý sơn

Hiện nay, thị trường có rất nhiều hãng sơn, điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với những ai muốn mở đại lý. Nếu không tìm hiểu kỹ về hãng sơn trước khi trở thành đại lý, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể “bỏ túi” trong quá trình chọn nhà phân phối.

kinh nghiệm mở đại lý sơn

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất nếu bạn muốn tồn tại và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh. Sơn có chất lượng tốt sẽ có độ mịn hoàn hảo, độ bám dính cao và bền màu trong mọi điều kiện thời tiết.

Chất lượng sản phẩm tốt sẽ khiến khách hàng tin tưởng và ủng hộ doanh nghiệp của bạn nhiều hơn. Vì vậy, hãy lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt để kinh doanh và xây dựng thương hiệu ngay từ những ngày đầu tiên.

Đại lý sơn và các chính sách của đại lý sơn

Một trong những điều cần cân nhắc trong quá trình lựa chọn nhà phân phối là tìm hiểu về thông tin doanh nghiệp, sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ về tính chất, thị trường, uy tín và chính sách của các hãng sơn, lựa chọn hãng sơn phù hợp với mục đích và số vốn kinh doanh của mình.

Xem thêm : 

Có nên mở đại lý sơn: Dulux, Mykolor, Spec, Jotun, Nippon, Kova…

Thị trường sơn Việt Nam hiện tại có hơn 1000 hãng sơn khác nhau. Mỗi thương hiệu và công ty đều có định hướng phát triển riêng.

Các hãng sơn

Sơn Tùng Thuỷ chia các hãng sơn thành ba loại như sau:

Loại 1: Hãng sơn nổi tiếng

Các hãng sơn phổ biến bao gồm AkzoNobel (Dulux, Maxilite), 4 Oranges (Mykolor, Spec, Boss, Expro), Jotun, Nippon, và Kova.

Ưu điểm của hãng sơn nổi tiếng

  • Sản phẩm quen thuộc, khách hàng dễ nhận biết, chất lượng tốt.
  • Thương hiệu có tiếng, dễ tư vấn bán hàng.

Nhược điểm của hãng sơn nổi tiếng

  • Có quá nhiều đại lý trong một khu vực, gây ra cạnh tranh cao.
  • Chiết khấu thường thấp, lợi nhuận cho đại lý không cao.
  • Cần cam kết doanh số và vốn lớn khi kinh doanh các hãng sơn này.

Nếu bạn mở đại lý loại này, cần lưu ý khu vực đã có đại lý chưa, mức độ cạnh tranh cao không, và chuẩn bị vốn lớn để triển khai.

Loại 2: Hãng sơn mới chất lượng tốt

Hãng sơn mới có định hướng thương hiệu tốt, khu vực bạn chưa có đại lý, ví dụ như Sơn Aten Việt Nam.

Ưu điểm của hãng sơn mới chất lượng

  • Chất lượng sản phẩm tốt, hình ảnh, bao bì được đầu tư bài bản.
  • Không có cạnh tranh nội bộ, chiết khấu cao, lợi nhuận hấp dẫn.
  • Vốn đầu tư mở đại lý sơn thấp, thuận lợi cho người mới khởi nghiệp.

Nếu bạn mở đại lý loại này, cần mở rộng mối quan hệ với thầu và thợ sơn trong khu vực.

Nhược điểm của hãng sơn mới chất lượng

  • Hình ảnh thương hiệu chưa nổi, tốn thời gian tư vấn sản phẩm.

Loại 3: Hãng sơn cỏ

Sơn không có thương hiệu, phát triển tự phát, có chất lượng kém, hay còn gọi là sơn cỏ.

Ưu điểm của sơn cỏ

  • Giá rất rẻ.

Nhược điểm của sơn cỏ

  • Chất lượng rất kém, chỉ phù hợp với các công trình không yêu cầu cao về chất lượng như chuồng trại, phòng trọ, công trình tạm…

Bạn không nên mở đại lý loại này, chỉ nên nhập về bán kèm mà thôi.

Nên mở đại lý cấp 1, cấp 2, hay nhà phân phối sơn?

Ai muốn mở đại lý cũng muốn lớn ngay từ đầu, làm nhà phân phối sơn. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Khi mới bắt đầu kinh doanh sơn, bạn nên bắt đầu từ nhỏ. Hãy chọn mở đại lý sơn cấp 1 vì vốn không quá lớn và có chiết khấu hấp dẫn.

Những rủi ro khi kinh doanh sơn

Rủi ro về chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm đóng vai trò cốt lõi trong kinh doanh sơn. Hãy chọn công ty sơn uy tín và chất lượng để làm đối tác. Nếu sản phẩm chất lượng kém, uy tín của cửa hàng sẽ bị ảnh hưởng.

Rủi ro về nhân sự

Kinh doanh sơn không đòi hỏi nhân viên có trình độ học vấn cao, nhưng họ cần có kiến thức về sơn để tư vấn công trình. Vì vậy, đại lý cần tuyển và đào tạo nhân sự tốt. Tại Aten, chúng tôi có nhân viên hỗ trợ đào tạo nhân sự cho quý khách.

Rủi ro về thiếu thợ thi công

Thi công sơn đòi hỏi thợ phải có nhiều kinh nghiệm. Vào mùa cao điểm, số lượng công trình lớn dẫn đến thiếu hụt thợ. Bán được sơn nhưng không có thợ thi công là một vấn đề khó tránh. Vì vậy, đại lý cần liên kết với nhiều đội thợ thi công. Aten có nhiều chương trình hỗ trợ kết nối thầu thợ, liên hệ Aten để biết thêm chi tiết.

Rủi ro về thi công

Thi công sơn đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Thi công sai kỹ thuật là lỗi phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến màng sơn.

Rủi ro về công nợ

Công nợ là một trong những rủi ro lớn nhất khi kinh doanh. Vì vậy, khi bán hàng, cần xem xét khả năng thanh toán của khách hàng để tránh công nợ khó đòi, gây thiệt hại về sau.

Rủi ro về hàng tồn

Hàng tồn kho là một trong những rủi ro dễ gặp trong kinh doanh. Hãy hợp tác với các công ty cho phép đổi trả hàng tồn. Nên nhập các dòng sơn lót, chống thấm, trắng trần… Tránh nhập sơn màu pha sẵn để tránh tồn kho. Hoặc bạn có thể nhờ sự tư vấn của nhân viên kinh doanh để nhập dòng sơn phù hợp.