Dung môi pha sơn là gì ? 9 loại dung môi pha sơn phổ biến

Dung môi pha sơn thường được dùng để giảm độ nhớt của sơn, tăng độ dày cho màng sơn và giúp quá trình thi công diễn ra dễ dàng hơn. Vậy bạn đã thực sự hiểu về dung môi pha sơn chưa? Thị trường hiện nay có những loại dung môi nào? Ứng dụng của chúng ra sao? Hãy cùng Sơn Tùng Thuỷ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Dung môi pha sơn là gì ? 

Dung môi pha sơn, còn được gọi là Thinner, là chất hòa tan được sử dụng để giảm độ nhớt của sơn.

Khi pha dung môi với sơn, sơn sẽ trở nên loãng hơn, giúp quá trình thi công trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, và tạo ra màng sơn mỏng, đẹp.

dung môi pha sơn

Đặc điểm của dung môi pha sơn 

Tính chất hóa học

Một số dung môi khi tiếp xúc với nhau có thể gây phản ứng hóa học. Vì vậy, nếu sử dụng dung môi chứa thành phần có thể gây phản ứng hóa học với thành phần có trong sơn thì khi pha trộn sẽ tạo ra một số hiện tượng không mong muốn như: sơn bị lắng, vón cục, thay đổi màu sơn, tạo ra chất lạ… làm ảnh hưởng đến chất lượng của dung dịch sơn.

Độ tan

Mỗi loại sơn đều có độ hòa tan và các chất phụ gia khác nhau. Khi pha dung môi có độ tan thấp, hỗn hợp sơn sẽ không đạt được sự pha loãng như mong muốn mà sẽ tạo thành các hệ nhũ do các vật chất không thể hòa tan với nhau. Khi phun sơn, sẽ dễ gây hiện tượng bọt khí, vón hạt, tạo nên bề mặt sơn không bằng phẳng, loang lổ mất thẩm mỹ.

Độ tinh khiết

Trên thị trường có rất nhiều loại dung môi không rõ nguồn gốc, chất lượng, lẫn nhiều tạp chất, từ đó làm giảm chất lượng sơn sau khi pha gây mất độ bóng, sai hệ màu. Khi phun sơn, lớp sơn có thể không bám, tạo bọt khí, nhăn màng sơn.

Tỷ trọng

Tỷ trọng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của dung môi, dẫn đến thời gian khô và độ bóng không đồng đều. Sơn khô nhanh với thinner có tỷ trọng cao, sơn khô chậm với thinner có tỷ trọng thấp. Đặc biệt, thi công trong môi trường có nhiệt độ cao sẽ khiến màng sơn bị bong tróc, bọt khí.

Độ phân cực

Dung môi được chia làm hai loại: dung môi phân cực và dung môi không phân cực. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng quyết định đến độ tan của các chất khác nhau. Các loại dung môi phân cực sẽ hòa tan các chất phân cực, còn dung môi không phân cực sẽ hòa tan các chất không phân cực.

Xem thêm :

Top 9 loại dung môi pha sơn phổ biến hiện nay 

1. Dung môi pha sơn Acetone (C3H6O)

  • Acetone là loại dung môi hữu cơ xuất xứ từ Singapore, Đài Loan, là một dạng chất lỏng không màu, có mùi ngọt gắt, tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi thấp.
  • Acetone được sử dụng để sản xuất sơn mau khô nhờ sở hữu nhiều đặc tính tốc độ bay hơi rất cao. Acetone hòa tan tốt nitrocellulose, cellulose acetate, cellulose ether, nên được dùng để giảm độ nhớt của sơn chứa các chất này. Ngoài ra, nhiều loại chất tẩy rửa được sản xuất từ dung môi Acetone, được dùng trong công nghiệp mỹ phẩm, tẩy móng tay và sản xuất thuốc.
  • Để bảo quản Acetone, cần phải để trong kho có mái che và tránh những nơi nhiệt độ cao để tránh gây hỏa hoạn. Khi tiếp xúc với hóa chất, phải rửa thật kỹ bằng xà phòng và nước sạch.

dung môi pha sơn

2. Dung môi pha sơn Xylene (C8H10)

  • Xylene là dung môi xuất xứ từ Hàn Quốc, Singapore. Là chất lỏng không màu, không mùi và không hòa tan trong nước. Xylene được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất sơn và nhựa, mực in, keo dán.
  • Xylene được sử dụng làm dung môi cho sơn bề mặt vì có tốc độ bay hơi chậm hơn Toluene và khả năng hòa tan tốt. Được ứng dụng trong tráng men, sơn mài, sơn tàu biển, các loại sơn bảo vệ khác và sản xuất nhựa alkyd.
  • Bảo quản Xylene ở nơi có mái che, tránh những nơi có nhiệt độ cao, gần nguồn nhiệt để tránh gây hỏa hoạn. Khi tiếp xúc với hóa chất, phải rửa thật kỹ bằng xà phòng và nước sạch.

dung môi pha sơn

3. Dung môi pha sơn Toluene (C7H8)

  • Toluen là một chất lỏng không màu, hòa tan trong nước và có độ bay hơi cao, là thành phần trong các chất tẩy rửa. Được ứng dụng trong sản xuất keo dán, chất kết dính và các sản phẩm cùng loại nhờ khả năng hòa tan mạnh mẽ.
  • Toluen được dùng trong sản xuất nhựa tổng hợp, sơn xe hơi, sơn đồ đạc trong nhà và sơn tàu biển, các ứng dụng cần khả năng hòa tan và độ bay hơi cao nhất.
  • Toluen phải được bảo quản trong kho có mái che, tránh những nơi có nhiệt độ cao, gần nguồn nhiệt để tránh gây hỏa hoạn. Khi tiếp xúc với hóa chất, phải rửa thật kỹ bằng xà phòng và nước sạch.

4. Dung môi pha sơn Epoxy Thinner 024

  • Dung môi pha sơn epoxy Thinner 024 là hóa chất lỏng không màu, không tan trong nước và có mùi đặc trưng; chuyên được sử dụng để pha sơn Epoxy hoặc làm sạch bề mặt khi bề mặt sàn bị thấm dầu, vệ sinh các dụng cụ thi công sơn Epoxy.
  • Chỉ nên pha Thinner 024 từ 5-10% thể tích.
  • Quy cách đóng gói: 20L/thùng.
  • Màu sắc: không màu.
  • Hàm lượng rắn: xấp xỉ 0%.

5. Dung môi pha sơn hồ nước Thinner TH0375

  • Dung môi pha sơn hồ nước Thinner TH0375 thường được dùng để pha với sơn lót epoxy chống thấm KCC EP1775 và sơn phủ epoxy chống thấm KCC ET5775. Giúp tạo bề mặt sàn bằng phẳng, láng mịn như mong muốn.
  • Sản phẩm rất dễ bay hơi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Chỉ nên pha Thinner TH0375 từ 5-10% thể tích.
  • Quy cách đóng gói: 20L/thùng.
  • Màu sắc: không màu.
  • Hàm lượng rắn: xấp xỉ 0%.

6. Dung môi pha sơn dầu Alkyd – Thinner 002

  • Dung môi pha sơn dầu Alkyd – Thinner 002 thường được dùng để pha với sơn chịu nhiệt KCC và sơn dầu alkyd KCC, làm giảm độ nhớt của sơn, giúp sơn dễ dàng sử dụng hơn và tăng khối lượng phủ bề mặt của sơn.
  • Chỉ nên pha Thinner 002 từ 5-10% thể tích.
  • Quy cách đóng gói: 20L/thùng.
  • Màu sắc: không màu.
  • Hàm lượng rắn: xấp xỉ 0%.

7. Dung môi pha sơn epoxy giàu kẽm – Thinner 053

  • Dung môi pha sơn Epoxy giàu kẽm – Thinner 053 giúp quá trình thi công nhanh hơn và dễ dàng hơn, tạo bề mặt sơn láng bóng. Dung môi này thường được dùng để pha với các loại sơn epoxy cho kim loại, sắt thép.
  • Chỉ nên pha Thinner 053 từ 5-10% thể tích.
  • Quy cách đóng gói: 20L/thùng.
  • Màu sắc: không màu.
  • Hàm lượng rắn: xấp xỉ 0%.

8. Dung môi pha sơn acrylic – Thinner 029K

Dung môi pha sơn acrylic – Thinner 029K là dung dịch được sử dụng để pha với sơn epoxy gốc dầu KCC, giúp bề mặt sơn đạt chuẩn và dễ dàng thi công hơn.

  • Chỉ nên pha Thinner 029K từ 5-10% thể tích.
  • Quy cách đóng gói: 20L/thùng.
  • Màu sắc: không màu.
  • Hàm lượng rắn: xấp xỉ 0%.

9. Dung môi pha sơn polyurethane – Thinner 037U(S)

Dung môi pha sơn epoxy polyurethane – Thinner 037U(S) thường được dùng để pha với các sơn epoxy chống thấm cho sàn bê tông, mái nhà, tường nhà.

  • Chỉ nên pha Thinner 037U(S) từ 5-10% thể tích.
  • Quy cách đóng gói: 20L/thùng.
  • Màu sắc: không màu.
  • Hàm lượng rắn: xấp xỉ 0%.

Ứng dụng của dung môi pha sơn 

Ngoài việc sử dụng để pha sơn, dung môi còn được dùng làm chất tẩy rửa cho các bề mặt bị bám bẩn hoặc các vết sơn sau khi thi công. Dung môi còn được ứng dụng trong nhiều sản phẩm khí dung, ngành giày da, keo dán, băng dính, công nghệ sản xuất dược phẩm và nhiếp ảnh.

Xem thêm :

Một số lưu ý quan trọng khi dùng dung môi pha sơn

Dung môi pha sơn là một loại hóa chất dễ gây cháy nổ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi sử dụng, cần lưu ý những quy tắc sau đây:

  • Sử dụng dung môi pha sơn chính hãng, đảm bảo chất lượng.
  • Bảo quản dung môi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có nhiệt độ cao và dễ cháy nổ.
  • Không sử dụng thiết bị hoặc vật dụng có khả năng phát lửa gần nơi chứa dung môi.
  • Môi trường làm việc cần thông thoáng, trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, và thường xuyên kiểm tra nồng độ dung môi trong không khí.
  • Sử dụng đầy đủ trang thiết bị và bảo hộ lao động phù hợp khi làm việc.
  • Nắm rõ kiến thức về các loại dung môi và các thông tin cơ bản để xử lý sự cố với dung môi hóa chất.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý dung môi hóa chất.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại thinner để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất này.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dung môi pha sơn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được những thông tin về các loại dung môi pha sơn cũng như cách sử dụng chúng để đảm bảo an toàn.