Sơn lót chống kiềm Maxilte là gì? Công dụng chính của sản phẩm

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe về sơn lót chống kiềm Maxilte nhưng chưa thực sự hiểu rõ sơn lót kháng kiềm là gì và tác dụng cũng như cách sử dụng chúng ra sao. Vậy hãy cùng với sontungthuy.com tìm hiểu về sơn lót kháng kiềm thông qua bài viết dưới đây nhé!

Kiềm là gì?

Kiềm (tính bazơ) được tìm thấy trong những nơi có độ ẩm cao, những ngôi nhà cao ốc mới xây. Độ ẩm tăng khiến kiềm cũng tăng theo. Độ kiềm được tính theo thang đo pH, pH=7 trung tính, pH <7 tính axit, pH>7 tính bazơ. Bazo có pH nằm trong khoảng từ 7-14.

Trong tường nề có chứa vôi (CaOH) có độ kiềm cao nên dẫn đến tính kiềm của tường nề.

Ảnh hưởng của kiềm đến sơn phủ nội ngoại thất

Có một sự thật là sơn phủ rất sợ kiềm. Kiềm làm cho bề mặt sơn phủ bị loang màu, hư hỏng bề mặt sơn, bị phấn hóa và làm bong tróc lớp sơn phủ do phản ứng hóa học giữa các thành phần trong sơn với kiềm.

Chất quan trọng nhất trong sơn chống kiềm là nhựa Actylic

Hầu hết các dòng sơn chống kiềm trên thị trường hiện nay điều sử dụng nhựa acrylic để chống kiềm nhằm tăng độ bền của sơn, trách một số nguy hại khi độ ẩm tăng cao.

Công dụng của sơn lót kháng kiềm

Sơn lót kháng kiềm là loại sơn phụ trợ cho sơn phủ (sơn hoàn thiện) với tính chất đặc thù là kháng kiềm, giảm thiểu sự tác động của kiềm lên lớp sơn phủ, đồng thời tạo lớp nền hoàn hảo, đồng nhất giúp cho lớp sơn phủ được lên màu đẹp, sáng và bền hơn. Sử dụng sơn lót kháng kiềm còn giúp tiết kiệm lượng sơn phủ màu (có giá thành cao hơn nhiều so với sơn lót).

Sơn lót kháng kiềm hiện nay còn được bổ sung thêm 1 số tính năng như chống nấm mốc, diệt khuẩn giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn một cách tốt hơn, giảm thiểu những tác động của môi trường lên công trình của bạn.

Việc không sử dụng sơn lót kháng kiềm sẽ đem lại nhiều hậu quả như:

– Làm giảm tuổi thọ, như nhanh phải màu, nhanh bong tróc và gây mất thẩm mỹ cho lớp sơn phủ do bị kiềm hóa.

– Mặt tường nhà hay hút ẩm, bị nấm mốc, rong rêu do không kháng kiềm, .

– Tất cả dẫn đến hệ quả là tốn kém chi phí, thời gian, công sức để sơn lại.

Phương pháp thi công

Cần chuẩn bị bề mặt tường thật kỹ trước khi thi công sơn lót. Cần loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc hoặc vết sơn cũ trước khi thi công sơn.

Tối thiểu thi công 1 lớp sơn lót. Tuy nhiên trên thực tế, người ta thường thi công 2 lớp lót để đảm bảo độ che phủ tối đa và nâng cao hiệu quả chống thấm, chống nấm, mốc.

Lưu ý mỗi lớp sơn cần thi công cách nhau từ 2-4 giờ để đảm bảo lớp sơn cũ đủ khô trước khi sơn lớp mới.